Nội Dung Chính:
A. Khái quát chung về lịch sử cây mía trên Thế giới.
〉〉〉 Theo tài liệu từ Viện nghiêng cứu mía đường Việt Nam. Thì nguồn gốc cây mía đường dẫn chi tiết như sau đây. Cây mía xuất hiện trên trái đất từ thời rất xa xưa, khi lục địa châu Á và châu Úc còn dính liền. Một số tác giả cho rằng vùng Tân Guinea là quê hương của cây mía nguyên thủy và từ đây mía được đưa đến các vùng khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, trong tác phẩm “Nguồn gốc cây trồng” của De Candelle lại viết: “Cây mía được trồng đầu tiên ở vùng Đông Nam Á, rồi từ đó qua châu Phi và sau cùng là châu Mỹ” (Humbert, 1963).
〉〉〉 Trong ngôn ngữ Sankrit (tiếng phạn) các từ như Sarkara hay Sakkara chỉ tên đường ăn là bắt nguồn từ ngôn ngữ châu Á, điều đó càng khẳng định cây mía có nguồn gốc từ đây. Khi cây mía được đưa đến trồng ở vùng Ả Rập, tên Sarkara hay Sakkara được chuyển thành Sukkar. Từ vùng Ả Rập cây mía được đưa sang Ethiopia, Ai Cập, rồi Sicilia… và những thập tự quân đưa đến Chipre. Những người Ả Rập cũng đem mía vào Tây Ban Nha, Thái tử Bồ Đào Nha Don Enrique nhập mía đem trồng ở đảo Madeira rồi từ đó chuyển đến Canarias. Ở vùng này, điều kiện khí hậu, đất đai rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây mía, và chính nơi đây đã sản xuất ra tất cả lượng đường tiêu dùng của châu Âu trong vòng 300 năm. Cây mía được đưa đến châu Mỹ trong chuyến đi thứ hai của Cristobal Colon vào năm 1493 và trồng tại đảo Santo Domingo. Cuối thế kỷ 18 ở châu Âu người ta tìm ra một loại đường mới lấy từ cây củ cải đường và từ đó đường mía và đường củ cải cùng song song phát triển (Humbert, 1963).
〉〉〉 Cùng với cây mía là công nghệ chế biến đường mía và Ấn Độ (châu Á) là nước đi đầu trên thế giới (Nguyễn Ngộ và ctv, 1984). Ngay từ thế kỷ thứ IV, họ đã biết chế biến mật thành đường kết tinh. Từ Ấn Độ, Trung Quốc, kỹ nghệ chế biến đường mía được lan rộng sang các vùng Ả Rập, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ và châu Úc. Lúc đầu còn thô sơ, người ta ép bằng hai trục gỗ đứng và kéo bằng sức người hoặc trâu bò. Dần dần, ngành công nghiệp này ngày một phát triển. Năm 1163, Gillerme II ở Sicilia đã tặng nhà dòng San Benito một máy ép mía với đầy đủ phụ tùng. Đến thế kỷ XVI, nhiều nhà máy đường được xây dựng hoàn chỉnh hơn và sang thế kỷ XIX thì nhà máy đường hiện đại đầu tiên ra đời.
B. Những tác dụng tốt từ việc uống nước mía thường xuyên.
1. Thuốc tự nhiên chữa bệnh vàng da:
〉〉〉 Nước mía được cho là một phương thuốc tự nhiên để chữa bệnh vàng da – một căn bệnh do sự hiện diện của sắc tố màu vàng trong billirubin máu. Bệnh thường xảy đến do suy giảm chức năng gan và nước mía có khả năng khôi phục lại sức khỏe của các chức năng gan.
2. Chữa lành các ổ nhiễm trùng:
〉〉〉 Một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm dạ dày có thể được hạn chế và chữa khỏi chỉ với một ly nước mía hàng ngày.
3. Hạn chế sỏi thận:
〉〉〉 Sỏi thận xảy ra do tình trạng mất nước trong cơ thể. Vì vậy, để tái hydrat hóa cơ thể, uống nước mía một cách thường xuyên là gợi ý từ các chuyên gia.
4. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường:
〉〉〉 Tuy nước mía ngọt nhưng lại là chất làm ngọt tự nhiên nên tốt cho người mắc bệnh tiểu đường và không gây nguy hiểm hoặc làm tăng đường huyết. Người bệnh có thể ăn, uống nước mía nhưng với một lượng vừa phải, chưa không cần phải kiêng tuyệt đối.
5. Tăng cường vitamin và khoáng chất:
〉〉〉 Nước mía rất giàu vitamin và khoáng chất như phốt pho, sắt, kali, canxi và magiê. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy nước mía có thể giúp phục hồi sự thiếu hụt các vitamin trong cơ thể do sốt cao.
6. Chữa các bệnh cúm và cảm lạnh:
〉〉〉 Nếu bạn nghĩ rằng uống nước mía sẽ làm trầm trọng thêm chứng đau họng thì quả là sai lầm, bởi vì nước mía thực sự có thể giúp chữa lành các ổ viêm nên sẽ làm giảm bệnh viêm họng, cảm lạnh và cúm.
7. Ngăn ngừa ung thư:
〉〉〉 Do có chứa nhiều kiềm trong thành phần nên nước mía có thể ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng, ung thư phổi và ung thư vú.
8. Giữ ẩm cơ thể:
〉〉〉 Hiện tượng cơ thể mất nước vẫn là một căn bệnh thường xuyên xảy ra, đặc biệt là vào mùa hè. Vì vậy để ngăn chặn điều này, bạn có thể dùng nước mía để nhiệt độ cơ thể được duy trì thấp hơn và làm ẩm cơ thể.
9. Giảm cholesterol xấu:
〉〉〉 Nước mía không chứa cholesterol và thậm chí có thể chống lại cholesterol xấu có trong máu. Điều này có thể khiến bạn giảm cân dễ dàng.
C. Những lưu ý khi uống nước mía cần biết.
〉〉〉 Uống nước mía đúng cách, đúng thời điểm mới mang lại hiệu quả tức thì đối với cơ thể. Để tránh “rước họa vào thân” bạn cần tránh một số lỗi sau đây:
- Không uống nước mía khi đang sử dụng một số loại thuốc: Nếu đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.
- Không để nước mía quá lâu trong tủ lạnh: Mía và nước mía là đồ ăn thức uống rất tốt nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.
- Không dùng nhiều cho phụ nữ mang thai: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường. Nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Thực phẩm hạn chế của những ai béo phì: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì.
〉〉〉 Nước mía có thể coi là “đồ uống quốc dân” vì sự tiện lợi và tác dụng của nước mía vừa kể trên. Đừng quên những lưu ý nho nhỏ và GenVita nhắc bạn để có một mùa Hè hoàn hảo khi uống nước mía.
◊ Siêu Thị Minh Quân
〉〉〉 Chuyên cung cấp các sản phẩm phục vụ ngành F&B: